0987 519 115

24/7 Đặt lịch nhanh

Thời gian làm việc: Từ Thứ 2 đến Thứ 7

Chủ nhật

Sáng: 7h00 – 11h30

Sáng: 7h00 – 11h30

Chiều: 13h00 – 18h00

Chiều: Nghỉ

NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP

Mặc dù huyết áp cao là bệnh lý có tỷ lệ người mắc phải tương đối cao, diễn tiến âm thầm nhưng lại dễ gây ra những biến chứng nguy hại. Đặc biệt, một số trường hợp có thể tử vong vì tăng huyết áp khi không ý thức được tầm quan trọng của việc phát hiện và điều trị bệnh tích cực.

1. Nguyên nhân và những triệu chứng thường gặp ở người huyết áp cao

1.1. Như thế nào là tăng huyết áp?

Huyết áp cao (tăng huyết áp) là tình trạng chỉ số huyết áp tâm thu đo được ở mức lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg, hoặc/ và huyết áp tâm trương đo được ở mức lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg.

1.2 Nguyên nhân

Hầu hết người mắc THA thường là tăng huyết áp vô căn tức là không có nguyên nhân cụ thể, chỉ khoảng 10% còn lại là có nguyên nhân. Các nguyên nhân được liệt kê dưới đây:

– Bệnh thận cấp hoặc mạn tính

– Bệnh tuyến thượng thận.

– Bệnh lý nội tiết: suy giáp, cường giáp, Cushing,…

– Hội chứng ngưng thở lúc ngủ.

– Dùng một số loại thuốc như: thuốc kháng viêm, thuốc corticoid, thuốc giảm đau, thuốc tránh thai,…

1.3 Triệu chứng

Người bệnh hay có biểu hiện như:

– Nhức đầu

– Nặng đầu

– Chóng mặt

– Nóng phừng mặt,…

Tuy nhiên, có khoảng 1/3 trường hợp người bệnh không có dấu hiệu gì, chỉ phát hiện bệnh khi đo huyết áp tình cờ hay khám sức khỏe tổng quát hoặc khi đã có biến chứng như: nhồi máu cơ tim, đột quỵ hay suy thận mạn giai đoạn cuối.

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo người lớn từ 50 tuổi trở lên cần khám tổng quát và kiểm tra huyết áp định kỳ vì huyết áp có xu hướng tăng dần theo tuổi.

Tăng huyết áp cấp cứu xảy ra khi huyết áp đo được ≥ 180/120 mmHg có kèm một trong các dấu hiệu sau như co giật, lừ đừ, nhìn mờ, nôn ói, hôn mê, khó thở, đau tức ngực dữ dội, khi đó thì người bệnh cần đến bệnh viện ngay để được cấp cứu kịp thời.

2. Cách điều trị

– Tăng huyết áp là bệnh mãn tính nên cần theo dõi đều, điều trị đúng và đủ hàng ngày, điều trị lâu dài.

– Mục tiêu chính của việc điều trị tăng huyết áp là đưa huyết áp về dưới 140/90mmHg hoặc có thể thấp hơn. Riêng đối với những người có nguy cơ cao với bệnh tim mạch và một số trường hợp đặc biệt thì cần đưa huyết áp về dưới mức 130/80mmHg.

– Khi điều trị huyết áp, cần tiếp tục duy trì phác đồ điều trị lâu dài kèm theo việc theo dõi chặt chẽ, định kỳ để điều chỉnh kịp thời.

3. Một số biện pháp hỗ trợ kiểm soát huyết áp tại nhà

– Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng:

+ Giảm ăn mặn

+ Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi.

+ Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axít béo.

– Tích cực giảm cân (nếu quá cân), duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể (BMI: body mass index) từ 18,5 đến 22,9 kg/m2.

– Hạn chế uống rượu, bia

– Hạn chế hoặc ngưng việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào.

– Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày.

– Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý.

– Tránh bị lạnh đột ngột.

Nếu có các tình trạng Tăng huyết áp, hãy đến ngay bệnh viện, phòng khám gần nhất để được chẩn đoán và điều trị, tránh tình trang nặng hơn. Phòng khám Đa Khoa Nhơn Tâm được nhiều bệnh nhân lựa chọn là cơ sở khám, điều trị Tăng huyết áp, quý bệnh nhân có thể đến địa chỉ 469 Nguyễn Văn Tạo, Long Thới, Nhà Bè, hoặc liên hệ Hotline: 0987519115 để được tư vấn cụ thể.

CÙNG CHUYÊN MỤC

ĐẶT LỊCH KHÁM