0987 519 115

24/7 Đặt lịch nhanh

Thời gian làm việc: Từ Thứ 2 đến Thứ 7

Chủ nhật

Sáng: 7h00 – 11h30

Sáng: 7h00 – 11h30

Chiều: 13h00 – 18h00

Chiều: Nghỉ

LOÃNG XƯƠNG: PHÒNG NGỪA HƠN CHỮA

Phòng Khám Đa Khoa Nhơn Tâm sẽ giúp bạn sớm phát hiện căn bệnh loãng xương bằng các trang thiết bị hiện đại “Máy đo loãng xương” ngay tại phòng khám. Bên cạnh đó, bạn sẽ được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn giúp bạn hiểu chi tiết hơn về căn bệnh loãng xương để bạn điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý.

I. Loãng xương là gì?

Loãng xương sẽ khiến xương trở nên yếu và giòn đi. Vì thế, một cú ngã hay ngay cả những chấn động nhẹ như cúi mình và ho cũng có thể làm nứt xương. Những vết nứt thường xảy ra phổ biến nhất ở hông, cổ tay hoặc cột sống.

 

II. Triệu chứng của bệnh loãng xương:

Thông thường, bệnh sẽ không có bất kể triệu chứng nào ở những giai đoạn đầu. Nhưng một khi xương của bạn suy yếu, bạn có thể gặp các dấu hiệu và triệu chứng dưới đây: Đau lưng, do một đốt sống bị gãy; Giảm chiều cao theo thời gian; Có tư thế cúi người về phía trước; Gãy xương xảy ra dễ dàng hơn và xảy ra nhiều lần.

 

III. Nguyên nhân gây bệnh là gì?

1. Có nhiều yếu tố khiến cơ thể bạn tăng nguy cơ loãng xương bao gồm:

Ø Giới tính: phụ nữ dễ bị loãng xương hơn nam giới;

Ø Tuổi tác: tuổi càng cao thì loãng xương càng cao;

Ø Lịch sử gia đình: người thân trong gia đình bị loãng xương thì bạn cũng dễ bị loãng xương, đặc biệt là khi mẹ hoặc cha của bạn bị chứng gãy xương ở hông.

 

2. Loãng xương phổ biến hơn ở những bệnh nhân có quá nhiều hoặc quá ít hormone nhất định trong cơ thể, bao gồm:

Ø Hormone giới tính: việc giảm mức hormone giới tính có xu hướng làm xương yếu đi. Việc giảm mức estrogen ở phụ nữ khi mãn kinh là một trong những yếu tố có nguy cơ cao nhất gây ra bệnh loãng xương. Đàn ông lớn tuổi sẽ cảm thấy mức testosterone giảm dần. Điều trị ung thư tuyến tiền liệt làm giảm mức testosterone ở nam giới và điều trị ung thư vú làm giảm mức estrogen ở phụ nữ và có thể làm tăng khả năng loãng xương;

Ø Các vấn đề về tuyến giáp: nếu cơ thể bạn có quá nhiều nội tiết tố từ tuyến giáp thì có nguy cơ loãng xương.

 

3. Các yếu tố dinh dưỡng: khả năng xảy ra loãng xương ở những người có:

Ø Lượng canxi thấp: sự thiếu hụt canxi dài lâu là một trong những yếu tố chính gây nên chứng loãng xương. Lượng canxi thấp làm giảm độ đặc của xương, gây nên loãng xương sớm và tăng nguy cơ gãy xương;

Ø Các chứng rối loạn về ăn uống: ăn kiêng hoặc ăn quá nhiều có nguy cơ cao gây yếu xương ở cả nam và nữ.

Ø Những loại thuốc kích thích cơ bắp và những loại thuốc khác

Ø Việc sử dụng lâu dài các loại thuốc chống viêm dạng uống hoặc tiêm, như thuốc chống viêm prednisone và thuốc chống dị ứng cortisone, sẽ gây trở ngại cho quá trình tái tạo xương.

 

4. Loãng xương cũng liên quan đến các loại thuốc dùng để chống lại hoặc ngăn ngừa các bệnh như:

Ø Động kinh;

Ø Trào ngược dạ dày;

Ø Ung thư;

Ø Thải ghép;

Ø Bệnh celiac;

Ø Bệnh viêm ruột;

Ø Bệnh thận hoặc bệnh gan;

Ø Ung thư;

Ø Bệnh lupus ban đỏ;

Ø Đa u tủy xương;

Ø Bệnh thấp khớp.

Bài viết trên đã giúp bạn hiểu phần nào về triệu chứng, nguyên nhân, yếu tố nguy cơ của loãng xương. Vậy chúng ta cần phòng ngừa hơn chữa bệnh.

 

ĐẶT LỊCH KHÁM