- Một số lưu ý trước khi tiêm chủng cho trẻ nhỏ:
- Không nên cho bé ăn quá no hoặc để quá đói trước khi tiêm phòng 30 phút.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
- Mang theo phiếu tiêm chủng và thông báo trước cho nhân viên y tế về tình trạng sức khỏe cũng như các bệnh mãn tính của bé, dị tật bẩm sinh, tiền sử dị ứng, nhất là phản ứng của bé với những lần tiêm phòng khác.
- Bất cứ trẻ nào khi đi tiêm chủng cũng cần được khám sàng lọc trước tiêm. Phụ huynh nên thông báo cho bác sĩ biết tình trạng sức khỏe trước đây của bé để bác sĩ cân nhắc chỉ định phác đồ phù hợp.
- Phụ huynh cần giữ sổ và phiếu tiêm chủng để theo dõi lịch tiêm của con mình. Nếu trẻ được tiêm tại Phòng Khám Đa Khoa Nhơn Tâm sẽ được lưu lại toàn bộ lịch sử tiêm chủng, rất dễ dàng tra cứu và còn được nhắc lịch tiêm.
- Cần theo dõi trẻ tại cơ sở tiêm và sau khi về nhà:
Phụ huynh cần theo dõi trẻ tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng. Nếu phát hiện những bất thường như nôn, thở nhanh, thở ngắt quãng, khò khè, da mẩn đỏ,… cần báo ngay cho nhân viên y tế.
- Sau 24 – 48h, trẻ cần tiếp tục được theo dõi về thân nhiệt, nhịp thở, sinh hoạt hằng ngày bao gồm ăn, ngủ, chơi đùa…
- Sau khi tiêm chủng trẻ có thể có một số phản ứng có thể gặp như sau:
- Sốt: trẻ có thể sốt nhẹ, đây là phản ứng bình thường của cơ thể với vắc xin và có thể hoàn toàn tự khỏi sau 1-2 ngày.
- Chỗ tiêm bị sưng đỏ và đau.
- Dị ứng: có thể là ban mề đay, ngứa toàn thân…phản ứng này thường xảy ra ở trẻ hay bị dị ứng, các biểu hiện dị ứng thường tự khỏi sau 1 vài ngày, nếu trẻ có biểu hiện khó chịu nhiều cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được theo dõi.
- Một số phản ứng khác: Trẻ quấy khóc, chán ăn, mất ngủ và dễ kích động
Lưu ý: Hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi có một trong các dấu hiệu sau:
- Trẻ quấy khóc, bú kém…nặng hơn hoặc kéo dài trên 24 giờ.
- Sốt cao liên tục trên 38,5 độ C.
- Áp xe hoặc sưng đau nhiều tại vị trí tiêm.
- Chăm sóc trẻ sau tiêm chủng:
- Nên cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng mát.
- Duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ, uống nước nhiều, nếu trẻ còn bú mẹ nên cho trẻ bú nhiều.
- Lau người và chườm mát cho trẻ nếu sốt nhẹ từ 37,5 độ C đến 38,5 độ C
- Nếu trẻ sốt trên 38.5 độ, có thể dùng thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol, ibuprofen với liều lượng 10mg – 15mg/kg cân nặng
- Trường hợp tại vết tiêm sưng, đỏ, bố mẹ có thể chườm lạnh để trẻ giảm sưng, giảm đau.
- Cha mẹ không nên tiếp xúc trực tiếp vào vết tiêm của trẻ, không thoa hoặc bôi bất cứ thứ gì lên vết tiêm.
- Không tự ý dùng Aspirin và các liều thuốc ho, thuốc hạ sốt khác vì những loại thuốc này có thể tăng liều paracetamol.